In Hồng Hà - Công ty thiết kế và in ấn bao bì giấy

7 kỹ thuật gia công sau in thường được sử dụng trong in bao bì giấy | In Hồng Hà

Tầm quan trọng của gia công sau in bao bì giấy

 

Bao bì giấy đang trở thành xu hướng trong lĩnh vực bao bì. Nhưng làm sao để có được một chiếc bao bì giấy đẹp, bắt mắt thì không chỉ phụ thuộc vào thiết kế bao bì, chất liệu giấy in, chất lượng mực in, công nghệ in mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn gia công sau in. 

 

Vậy có những kỹ thuật gia công sau in nào thường được sử dụng để tạo ra một chiếc bao bì sản phẩm bền đẹp hơn, đa dạng hơn về hình thức, có sức hút hơn với khách hàng và đáp ứng khả năng truyền tải nội dung thông tin tốt hơn? Cùng In Hồng Hà khám phá ngay!

 

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn giải pháp bao bì

 

Những kỹ thuật gia công bao bì giấy phổ biến

 

Mỗi kỹ thuật gia công bao bì giấy sau in đều có những công dụng riêng biệt khiến cho những chiếc bao bì sản phẩm đẹp hơn, bền hơn, thu hút hơn. Cụ thể từng kỹ thuật như sau:

 

Kỹ thuật cắt xén giấy

 

Được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực in ấn bao bì là công nghệ in Offset nhờ in số lượng lớn với tốc độ in nhanh. Một đặc điểm khác của in Offset là các sản phẩm thường được in trên một khổ giấy rộng và in đồng thời nhiều bản trên cùng một mặt giấy.

 

Chính vì thế mà kỹ thuật cắt là kỹ thuật gia công sau in vô cùng quan trọng giúp cắt rời các bản in theo đúng kích thước bao bì. Cắt bản in bao bì giấy đòi hỏi những yêu cầu cụ thể sau:

 

- Sử dụng hệ thống máy cắt chuyên dụng dành cho giấy, carton, bìa cứng, decal…

- Đường cắt phải dứt khoát, sắc ngọt, đảm bảo không làm tưa mép hình răng cưa trên giấy.

 

Kỹ thuật cắt xén giấy là một kỹ thuật gia công sau in bắt buộc và có sẵn trong tất cả các đơn vị sản xuất và in ấn bao bì giấy.

 

Kỹ thuật cấn bế

 

Đây là một kỹ thuật gia công giúp tạo ra hình dạng của các hộp giấy thông qua việc dập, tạo hình, tạo nếp gấp có sẵn cho các ấn phẩm. Các nếp gấp này khá mảnh nên hầu như không làm ảnh hưởng đến thiết kế bao bì sản phẩm.

 

gia-cong-can-be
Kỹ thuật gia công cấn bế thành phẩm

 

Kỹ thuật cán màng

 

Cán màng là công đoạn phủ lên trên bề mặt của các ấn phẩm một lớp màng polyme mỏng nhờ lực ép và nhiệt độ thích hợp, nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm về độ dày, độ bền màu, khả năng chống xước, độ bền của thành phẩm sau in… đồng thời, với kỹ thuật cán màng cũng góp phần làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ấn phẩm.

 

Có 2 loại cán màng thường được áp dụng là cán màng bóng và cán màng mờ, trong đó:

 

Các sản phẩm dùng kỹ thuật cán bóng sẽ có một lớp màng polyme trong, có hiệu ứng sáng bóng và có tính thẩm mỹ cao bởi màu sắc trên thành phẩm sau in vô cùng tươi sáng, bắt mắt. Hơn nữa, kỹ thuật cán bóng cũng mang đến khả năng bảo vệ cho các ấn phẩm tốt hơn nhờ khả năng chống xước, chống thấm nước, bụi bẩn.

 

Các ấn phẩm sau in được cán màng mờ sẽ tạo cảm giác mờ ảo hơn, không bắt sáng và có màu sắc trầm hơn, không tươi sáng như các ấn phẩm được cán bóng. Nhưng các ấn phẩm sử dụng kỹ thuật cán mờ sẽ có sự tinh tế và sang trọng, khi sờ lên bề mặt sẽ cảm nhận được độ trơn láng.

 

can-mang
Kỹ thuật gia công cán màng mỏng/mờ

 

Kỹ thuật cán gân

 

Khi áp dụng kỹ thuật cán gân sẽ giúp cho bao bì sản phẩm có những chi tiết hoa văn độc đáo. Đôi khi người ta cũng áp dụng cả cán màng và cán vân để có được những hiệu ứng mong muốn trên bao bì sản phẩm.

 

Xem ngay: Dịch vụ in bao bì giấy

 

Kỹ thuật phủ UV định hình

 

Phủ UV là kỹ thuật phủ lên trên bề mặt bao bì một lớp màng mực UV. Dưới tác động của ánh sáng những chi tiết được phủ UV sẽ có chiều sâu hơn, bắt mắt hơn. 

 

Có 2 phương pháp phủ UV được được áp dụng trong in bao bì giấy là phủ UV toàn phần (thực hiện tráng phủ toàn bộ bề mặt tờ in) và phủ UV từng phần (chỉ tráng phủ lên các chi tiết cần thiết như logo, tên sản phẩm…).

 

phu-uv
Kỹ thuật gia công phủ UV định hình

 

Kỹ thuật dập nổi/dập chìm

 

Dập là kỹ thuật giúp tạo ra hình ảnh nổi hoặc chìm trên bề mặt giấy in bằng cách ép qua một hệ thống khuôn âm dương. Kỹ thuật này thường để dập các hình ảnh, logo, biểu tượng thương hiệu, sản phẩm của hãng… mà doanh nghiệp muốn nhấn mạnh trên mặt phẳng của bản in.

 

Công đoạn này sẽ tạo ra hộp giấy với mẫu thiết kế ấn tượng làm tăng thêm tính độc đáo, sống động và sang trọng cho bao bì sản phẩm.

 

ky-thuat-dap
Kỹ thuật gia công dập nổi/dập chìm

 

Kỹ thuật ép kim, ép nhũ

 

Đây là hai kỹ thuật gia công khiến cho các sản phẩm in ấn có vẻ ngoài bắt mắt, sang trọng hơn.

 

Kỹ thuật ép kim là việc dùng một lực ép lớn ở nhiệt độ cao để ép lớp kim loại mỏng lên bề mặt in. Chất lượng của kỹ thuật này sẽ phụ thuộc vào hình dạng và chất lượng của khuôn ép (khuôn kẽm và khuôn đồng). 

 

Các đơn vị in ấn thường dùng ép kim toàn bộ nội dung hoặc kết hợp dập chìm/dập nổi, ép kim bồi 3D, ép kim phủ UV cho sản phẩm thêm phần ấn tượng, bắt mắt.

 

Ép nhũ là kỹ thuật gia công diễn ra khá nhanh và đơn giản, thông qua việc dùng mực nhũ in trực tiếp lên ấn phẩm mà không cần dùng đến khuôn riêng.

ky-thua-ep-kim
Kỹ thuật gia công ép kim

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn giải đáp thắc mắc về những kỹ thuật gia công sau in thường được sử dụng trong in bao bì giấy. Mọi câu hỏi thắc mắc hoặc cần tư vấn báo giá chi tiết dịch vụ gia công sau in đối với bao bì giấy vui lòng liên hệ với In Hồng Hà để được đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ nhanh nhất, giúp bạn sở hữu những mẫu bao bì bền, đẹp.

 

Xem ngay: Địa chỉ sản xuất hộp carton đựng nồi chiến không dầu ở Hà Nội

Thong ke